PAGETOP

Viện giáo dục triết học thực hành Kim Chang-In

Người khởi xướng Kim Chang-In

Hiệu trưởng Trường đại học quốc gia Jeju Đại Hàn Dân Quốc Song Seok-eon

Chủ tịch Hội đồng hương trung tâm Garak Kim Gi-jae

  • Người khởi xướng Kim Chang-In

Chụm ra để mở rộng màn hình

Âm thanh

Nhấp vào đây để hiển thị văn bản

Viện giáo dục triết học thực hành Kim Chang-In

Người khởi xướng
Kim Chang-In

Sinh tại đảo Jeju, Hàn Quốc
Năm 1929 tây lịch

Thầy Kim Chang-In cho tới lúc này đã thực hành mỗi ngày việc coi trọng tổ tiên, và trên hết là lòng biết ơn đối với đại tự nhiên thiên địa, trong một môi trường sống đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt. Năm mười sáu tuổi, thầy mất đi người mẹ mà thầy yêu nhất trên đời, một thân một mình sang Nhật Bản, thông qua những trải nghiệm thực để vượt qua nhiều khổ nạn và nỗi khổ não khác nhau rồi học được khả năng nhẫn nại để một mình sống qua được.

Trong quá trình chuyên tâm phấn đấu cho sự nghiệp kinh doanh với tư cách là một nhà tư bản công nghiệp, vào độ tuổi ngoài ba mươi, thầy mắc phải một căn bệnh lớn tới mức nhận được thông báo thông còn sống thêm được bao lâu. Thầy đã chuẩn bị sẵn tinh thần cho cái chết và trong lúc không ngừng tự hỏi mình rồi tự trả lời, thầy đã viết thành sách về cách thức tồn tại của gia đình và lối sống với tư cách là một con người cho sáu người con như là di ngôn. Thầy đấu tranh với bệnh tật, thật may mắn là có thể thoát được vực sâu của tử thần, và viết “Kokoro” vào năm 1977, “Con đường của con người” vào năm 1981. “Triết học thực hành Kim Chang-In” đã ra đời trong khi thầy vừa bồi đắp hết lần này tới lần khác sự theo đuổi tới cùng sự chân thực và thực hành trong thực tiễn dựa trên nguyên lý với tư cách là một người cha và với tư cách là một con người.

Xây dựng nền móng hòa bình cho thế hệ mai sau
Trong xã hội hiện đại, chúng ta đang có thể hưởng thụ sự phồn vinh mang tính vật chất nhờ công nghiệp hóa. Tuy nhiên, có những công cụ tiện lợi của nền văn minh đó đã thay đổi con người, làm rối loạn lòng người và mời gọi sự hủy hoại của năng lực tư duy. Đúng là những thứ đang chi phối xã hội hiện đại là sự bất an, sự đổ vỡ về tinh thần và sự cô độc. Khi nhìn nhận lại một cách kỹ càng thời đại mà vật chất (tiền bạc - vật phẩm - thông tin) trở nên phồn vinh rồi lòng người rối loạn và diệt vong, quan trọng là sự khôi phục chân tâm thuần khiết giữa cha mẹ, anh chị em, gia đình và chủ nghĩa thành tâm với trung tâm là tâm hồn đi cùng sự thành tâm.
“Chân tâm để tôn quý đạo lý của đại tự nhiên thiên địa”
“Chân tâm làm cho tâm thuần khiết để tôn kính tổ tiên”
Lòng biết ơn lấy những điều này làm những điều tối căn bản là điều quan trọng hơn hết thảy và việc truyền dạy sự khắc nghiệt để sống trên đời với tất cả chân tâm cho gia đình - con cái là tình yêu thực sự.

Hòa bình không phải là thứ ghé thăm ngẫu nhiên mà nằm ở chân tâm đã luôn cố gắng hết mình trân quý hòa bình nhất.
Chính vì có rất nhiều người có chân tâm để dâng tặng một cách trong sáng công bằng vô tư mà mới có thể kiến tạo tốt nhất nền hòa bình vững vàng một cách chân thành và nghiêm túc.

  • Hiệu trưởng Trường đại học quốc gia Jeju Đại Hàn Dân Quốc Song Seok-eon

Chụm ra để mở rộng màn hình

Âm thanh

Nhấp vào đây để hiển thị văn bản

Lời người biên soạn
Hệ quy chiếu cuộc đời cho giới trẻ trong thời đại hiện nay, một thời đại cần có ước mơ và hi vọng

Xã hội hiện đại trong thế kỷ hai mươi mốt, cùng với việc gia tăng sự màu mỡ về mặt vật chất do công nghiệp hóa và các đòi hỏi đối với quyền lợi mang tính cá nhân, thì chủ nghĩa coi vật chất là vạn năng đang lây lan rộng ra toàn thể xã hội ví dụ như các giá trị về cuộc đời bắt đầu đặt trọng điểm vào các yếu tố mang tính vật chất, phát sinh nhiều yếu tố mang tính phủ định khác nhau và sự hỗn loạn về giá trị quan do điều này v.v.
Trong một thời đại như thế này, ‘Triết học thực hành Chủ tịch Kim Chang-In’, thứ cảnh giác về chủ nghĩa coi vật chất là vạn năng trong xã hội hiện đại với mối quan hệ lợi hại và lòng ham muốn vật chất đi kèm và đưa ra phương án cho nó, có vai trò gợi mở to lớn.
Trong gốc rễ của triết học thực hành thì các tư tưởng mang tính phương đông ví dụ như quan niệm về trời đất, quan niệm về tổ tiên, quan niệm về kính trời, quan niệm về thiện ác, lý luận về tự phản tỉnh, lý luận về thực hành, lý luận về trời phạt v.v. thì tất nhiên tùy theo nội dung của nó mà cũng có bộ phận có điểm tương đồng với cả các tư tưởng được chỉ dạy trong phật giáo, nho giáo và các trường đại học nhưng có sự khác biệt mang tính quyết định. Điểm khác biệt đó không phải là việc truyền đạt bằng ngôn từ mà xuất phát điểm của ‘Triết học thực hành Chủ tịch Kim Chang-In’ là việc truyền đạt chứa đựng chân tâm trong khi vừa tự mình sẵn sàng tích lũy sự thực hành trong thực tiễn và nền tảng của việc theo đuổi đến cùng sự thật, việc phát hiện sự thật dựa trên nguyên lý một cách vững chắc nằm ở trải nghiệm thực khắc nghiệt tràn đầy sự thật trong tất thảy mọi thực hành trong thực tiễn.
Điểm cốt yếu trong ‘Triết học thực hành Chủ tịch Kim Chang-In’ là việc thực hành. Nó nhấn mạnh rằng “Chính thực hành mới là môn học để phát hiện ra sự thật và không có lý thuyết nào thắng được thực hành”. Thực hành tại đây có ý nghĩa chỉ sự nỗ lực có sự khôn ngoan và sự thật đi kèm, và chỉ ra việc chắp tay và một niệm quan trọng như thế nào.
Nguyên lý để triết học thực hành được đời sống hóa chỉ dạy làm sao để có thể đi tới cùng một cách tự nhiên quá trình cầu nguyện và thực hành thông qua việc chắp tay hàng ngày trung thực với các nguyên lý và nguyên tắc dựa trên sự chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần đúng đắn.
Chủ tịch Kim Chang-In có một cảm giác sứ mệnh là phải lập thành định đề những chân lý mà ông lĩnh hội được thông qua khảo sát và thực hành đối với thế giới tinh thần để dạy tính kỷ luật cho tâm và tâm hồn khi vừa nhấn mạnh sự “tự lập” và “tự sinh tồn” với tư cách là triết học thực hành và truyền bá rộng rãi cho giới trẻ đang sống trong thời hiện đại.
Tôn trọng những điểm như thế này, trường đại học quốc gia Jeju chúng tôi đã lập ra ‘Viện nghiên cứu triết học thực hành Kim Chang-In Trường đại học quốc gia Jeju’ vào năm 2013 để giúp cho có thể hoàn thành được “nghiệp vụ thông báo rộng rãi triết học thực hành hay việc điều hành chương trình đào tạo cho các thế hệ mai sau và việc nghiên cứu làm sáng tỏ về các giá trị mang tính học thuật đối với triết học thực hành của Chủ tịch Kim Chang-In”, thứ đã đóng góp to lớn cho sự phát triển khu vực Jeju.
Vào lúc này khi biên soạn bản tái bản ‘Triết học thực hành Chủ tịch Kim Chang-In’, tôi muốn đứng ở tuyến đầu trong việc thông báo rộng rãi triết học thực hành - thứ sẽ trở thành hệ quy chiếu cuộc đời và tất nhiên là cả việc làm cho giới trẻ của thời đại này có ước mơ và hi vọng bao gồm thế hệ giác ngộ (thế hệ Satori) đã từ bỏ rất nhiều thứ như yêu đương, kết hôn, có việc làm, hi vọng v.v. do tình hình mang tính kinh tế - xã hội.
Trường đại học quốc gia Jeju tôn trọng ‘Triết học thực hành Chủ tịch Kim Chang-In’ và cố gắng hết khả năng tốt nhất trong việc bồi dưỡng “lãnh đạo toàn cầu hóa mang tính địa phương, những người thông suốt để chinh phục thử thách và bao dung” hướng tới người khác và cuộc đời với tư cách là “một trường đại học trung thực với những điều căn bản, một trường đại học chuẩn bị cho tương lai”.
Tôi tin tưởng rằng Chủ tịch Kim Chang-In cũng sẽ đánh giá cao triết học giáo dục và hình tượng nhân tài của trường đại học quốc gia Jeju chúng tôi và tích cực lên tiếng động viên chúng tôi. Một lần nữa, cùng với việc chân thành chúc mừng việc biên soạn bản tái bản ‘Triết học thực hành Chủ tịch Kim Chang-In’, tôi xin cầu chúc cho các bạn luôn khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc. 
Song Seok-eon - Hiệu trưởng Trường đại học quốc gia Jeju Đại Hàn Dân Quốc

  • Chủ tịch Hội đồng hương trung tâm Garak Kim Gi-jae

Chụm ra để mở rộng màn hình

Âm thanh

Nhấp vào đây để hiển thị văn bản

Lời người biên soạn
Truyền tải cho hậu thế triết học thực hành thu được từ trải nghiệm

Đức ông Kim Chang-In ở tuổi tám mươi, người đã vượt qua tất thảy mọi thử thách hay nỗi khổ sở bằng một niềm tin cháy bỏng bền bỉ và một tinh thần chinh phục thử thách bất khuất ở một xứ sở xa lạ lạnh lùng tàn nhẫn đầy rẫy định kiến và sự phân biệt đối xử và cuối cùng có được thành công lớn. Tín điều đời sống và triết học thực hành của vị đó, thứ được cô đọng những trải nghiệm của cuộc đời đầy phong ba bão táp, mang tới cho chúng ta sự cảm động và thương cảm sâu sắc.
Vị này vào lúc mười sáu tuổi đã một thân một mình tới Nhật và cho tới ngày hôm nay, mỗi khi đêm hết thì đều hướng về phương đông nơi mặt trời mọc và chắp tay vái ba lần với đại tự nhiên thiên địa và tổ tiên, và tự quất roi vào người mình. Và ông tin tưởng vào tiềm năng vô hạn mà bản thân đang có, luôn luôn thực hành với “tinh thần chinh phục thử thách để mở ra một con đường chưa ai từng đặt chân đến” mới có thể thành công, và nhấn mạnh rằng không được quên mất niềm tin rằng “Bản thân mình mới là nhân vật chính trong cuộc đời này”, trong khi vừa nhìn lại rằng mình đã sống một cuộc đời học tập khả năng tự tiết chế, sự nhất quán với ý định ban đầu hay sự không lay động từ cây cối sống một cách bền bỉ trong khi vừa chịu đựng giá lạnh khủng khiếp hay những cơn gió mạnh mà không khuất phục, và quán triệt xuyên suốt với sức mạnh tinh thần mạnh mẽ với ước mơ và hi vọng.
Vị này, người đã đạt được thành công to lớn với tư cách là nhà doanh nghiệp, chủ trương rằng tầng lớp lãnh đạo phải đứng ở tuyến đầu mà tiến lên phía trước để xây dựng nền hòa bình thế giới thông qua việc khôi phục sinh mệnh và khôi phục luân lý con người, trong khi vừa phê phán nền văn minh hiện đại bị nhiễm chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa vị kỷ.
Chủ tịch Kim Chang-In, người nhấn mạnh rằng sự sùng bái tổ tiên và tình hữu ái giữa mọi người trong gia đình là đạo lý căn bản của con người, đã hỗ trợ cho Đại học Jeju ở quê hương hai mươi mốt tỉ bốn trăm triệu Won và cho Hội đồng hương Garak ba tỉ năm trăm triệu Won, và đi đầu làm gương trong việc giáo dục thanh niên và bồi dưỡng các thế hệ mai sau.
Chủ tịch Kim, người cặm cụi chỉ dạy bằng thực hành về trách nhiệm xã hội của nhà doanh nghiệp và đạo lý của người lớn, đã lập ra “Viện giáo dục triết học thực hành Kim Chang-In” trong Hội quán Garak và đứng ở tuyến đầu trong việc giáo dục các thế hệ mai sau của Garak để tiếp tục đi trước dẫn đường thời đại mới một cách tươi sáng. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng với chủ tịch Kim, một người hào phóng luôn nhìn khắp xung quanh và để tâm giúp đỡ người khác, và cầu cho một thế giới phồn vinh và hòa bình của Đại Hàn Dân Quốc sẽ sớm xuất hiện đúng như mong ước tha thiết của ông.
Kim Gi-jae - Chủ tịch Hội đồng hương trung tâm Garak